Kim cương có phải kim loại? Có dẫn điện được không?

Kim cương là một loại đá quý có lẻ không còn xa lạ gì với bất kỳ ai, tuy nhiên có khá nhiều người vẫn thắc mắc rằng kim cương có phải kim loại và nó có thể dẫn điện được như đồng, sắt hay không? Và để giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại đá quý này, sau đây bài viết của Nganhang24h sẽ cho các bạn biết Kim cương có phải kim loại. xin được chia sẻ đến bạn một số nội dung hữu ích. Mời các bạn cùng xem!

Bí ẩn về cấu trúc của kim cương

Kim cương sáng ngời và long lanh, nhưng vẻ đẹp của nó rút cục lại chỉ nằm ở cấu trúc tinh thể độc nhất vô nhị, một nhà toán học phỏng đoán.
Toshikazu Sunada, từ Đại học Meiji ở Nhật Bản, đã thực hiện các phân tích toán học về cấu trúc của kim cương và phát hiện thấy nó có những thuộc tính đặc biệt nào đó, đặc biệt là sự đối xứng.

Tham khảo thêm social: https://weheartit.com/nganhang24h

Trong một tinh thể, các nguyên tử được sắp xếp theo thứ tự, có mô típ lặp đi lặp lại, với các liên kết giữ chúng nằm chặt gần nhau. Mô hình về tinh thể thường gồm có các điểm (đại diện cho các nguyên tử), nối với nhau bằng các đường kẻ hoặc các mặt.
Kim cương có hai đặc điểm cơ bản khác với những loại tinh thể khác. Một là "tính đối xứng tối đa" - trong khi các tinh thể khác có thể được sắp xếp lại để trở nên đối xứng hơn, thì kim cương không thể.
Kim cương cũng có một đặc điểm tương tự như các hình tròn và hình cầu, tức là nhìn từ mọi phía đều như nhau. Một tinh thể kim cương trông không hề khác biệt dù nhìn ở góc độ hay hướng nào.
Sunada phát hiện ra rằng trong vô số những loại tinh thể theo lý thuyết toán học, thì chỉ có một dạng khác cũng có hai đặc điểm nói trên giống như kim cương, được Sunada gọi là "tinh thể K_4".
"Tinh thể K_4" trông đẹp không kém gì kim cương", Sunada nói, đồng thời bổ sung rằng mặc dù hiện nó mới chỉ có trên lý thuyết, nhưng cũng có thể một ngày nào đó người ta sẽ tìm thấy trong tự nhiên.

Kim cương có phải kim loại?

Kim cương được mệnh danh là vị vua của các loại đá quý, nó sở hữu một vẻ đẹp mang giá trị kinh tế cao và vượt qua thời gian. Nó là loại khoáng sản quý hiếm và được bán trên thị trường với giá rất cao, không phải bất kỳ ai cũng có thể sở hữu được. Vậy bạn đã biết kim cương là gì chưa?

Kim cương là một trong hai loại dạng hình thù được biết đến nhiều nhất của cacbon hay còn gọi là than chì. Trong tự nhiên, nguồn Carbon để hình thành kim cương chủ yếu nằm trong thực vật và carbonate. Qua quá trình địa chất, thời gian, chúng biến thành than chì, than bùn, than đá… Và khi môi trường hội tụ đủ điều kiện về nhiệt độ và áp suất, các nguyên tử carbon này được nén khít với nhau tạo thành kim cương trong hệ tinh thể lập phương.

Tên gọi “kim cương” được bắt nguồn từ tiếng Hán có nghĩa là kim loại cứng. Ở Hy Lạp, người ta còn gọi kim cương là adamas – có nghĩa là không thể phá hủy. Chúng có độ cứng cực kỳ tốt mà không loại khoáng sản nào sánh bằng và khả năng khúc xạ cực tốt vì vậy nó được ứng dụng nhiều trong ngành kim hoàn và công nghiệp.

Kim cương là kim loại cứng, nó mang trong mình những tính chất vật lý hoàn hảo. Nó là những vật liệu tốt để tạo ra các bề mặt nhám và chỉ có những viên kim cương khác, những tinh thể cacbon dạng lồng hay ADNR mới có thể cắt kim cương được. Điều đó có nghĩa là chúng có thể giữ bề mặt đánh bóng rất lâu và rất tốt. Khoảng 150 triệu cara (30.000 kg) kim cương được khai thác mỗi năm với tổng giá trị là 10 tỷ đô la Mỹ. Ngoài ra khoảng 100.000 kg kim cương hàng năm được điều chế nhân tạo.

Tính dẫn điện



Ngoại trừ kim cương xanh dương thì mọi kim cương điều là chất cách điện tốt. Lý do, trong kim cương xanh chứa loại tập chất dẫn điện và các loại kim cương khác thì không. Tuy nhiên, một số kim cương xanh dương được tìm thấy ở Úc lại không dẫn diện do thành phần không chứa tạp chất dẫn diện.

Tính chất quang học




Kim cương có khả năng tán sắc tốt, do có chiết suất biến đổi nhanh với bước sóng ánh sáng. Điều này giúp kim cương biến những tia sáng trắng thành những tia sáng màu sắc, tạo nên sức hấp dẫn riêng của trang sức kim cương. Chiết suất cao của kim cương  khoảng 2.417 lớn hơn gấp 1.5 lần chiết suất của thủy tinh thông thường.



Độ lấp lánh của viên kim cương, đặc trưng cho cách ánh sáng tác động lên một viên kim cương, thường được miêu tả là "adamantine".

Độ bền nhiệt độ




Ở áp suất khí quyển (1 atm) kim cương không ổn định có tính chất giống như như than chì có thể bị phân hủy. Kim cương cháy ở khoảng 800°C trong điều kiện có đủ ôxy.

Với nhiệt độ và áp suất bình thường thì một viên kim cương chỉ có thể bị biến thành than chì sau một khoảng thời gian bằng khoảng thời gian để vũ trụ hình thành cho tới nay (15 tỷ năm).

Giá trị kim cương được xác định qua 4 yếu tố, thường được gọi là 4C, tức là:
Colour(Màu sắc): Kim cương thông thường có màu trắng (ngoài ra còn có màu hồng, xanh, vàng, nâu), và giá trị càng cao nếu màu càng trắng. Thang màu bắt đầu từ ký hiệu D (Colourless – Không màu) và tiếp tục xuống E, F, G, H, I, J,… Z.

Clarity (Độ trong): Được dùng để mô tả mật độ khuyết điểm có trong kim cương, bắt đầu từ FL (Flawless – Không có khuyết điểm),IF(Internally Flawless) xuống dần đến VVS (Very Very Slightly Included), VS (Very Slightly Included), SI (Slightly Included), P, I (Imperfect). Giá trị viên kim cương càng cao khi càng ít khuyết điểm.

Carat: Tính theo đơn vị carat (tương đương với 0.2 gram). Trọng lượng càng nặng, giá trị càng cao – nhưng cần lưu ý rằng giá trị tăng theo cấp số nhân vì những viên kim cương lớn hiếm có hơn. Ví dụ nếu 1 viên kim cương nặng 0.5 carat có giá là 3,000 USD, thì một viên 1 carat (trọng lượng gấp đôi) có thể có giá là 10,000 USD thay vì 6,000 USD.

Cut: Nếu 3 chữ C nêu trên là yếu tố thiên nhiên sẵn có của kim cương, thì chữ C cuối cùng này là yếu tố cực kỳ quan trọng để xác định giá trị của kim cương. Chính cách cắt mới làm tôn lên vẻ đẹp lấp lánh tuyệt vời của kim cương. Nếu cắt chuẩn, viên kim cương sẽ trở nên sáng hơn, trắng hơn, lấp lánh hơn vì tất cả ánh sáng chiếu vào nó đều được khúc xạ và phản xạ hoàn toàn ra mặt trên chứ không bị thất thoát xuống phía dưới nhờ sự phối hợp tối ưu của góc độ, sự cân đối và số lượng của các bề mặt cắt. Theo thông lệ, cách cắt được chia làm 3 đẳng cấp: Good (Đẹp), Very good (Rất đẹp), Excellent (Xuất sắc) để phản ánh mức độ chuẩn xác của các bề mặt cắt (tỷ lệ, số lượng, góc độ, sự cân đối).

Khi công nghệ tiên tiến ra đời, cách cắt đã có thể đạt tới trình độ tinh xảo thượng thừa, và một đẳng cấp mới ra đời – đó là Super - ideal (Tuyệt hảo). Để có được một viên kim cương đẳng cấp Tuyệt hảo sẽ phải tốn nhiều công sức và hao hụt nguyên liệu thô nhiều hơn hẳn các đẳng cấp khác, và vì vậy giá trị của nó sẽ cao hơn với 1 viên khác cùng trọng lượng, màu sắc và độ trong suốt. Đẳng cấp tuyệt hảo được kiểm nghiệm với hiệu ứng ánh sáng Hearts & Arrows (Trái tim và Mũi tên) có thể quan sát được qua một loại kính đặc dụng. Khi nhìn vào mặt trên viên kim cương, bạn sẽ thấy 8 mũi tên cân đối chính xác tuyệt đối, và tương tự, 8 trái tim sẽ hiện ra khi bạn quan sát mặt sau viên kim cương.

Kim cương có nhiều ở đâu?


Khoảng 49% kim cương được khai thác ở Trung Phi và Nam Phi, mặc dù một số lượng lớn kim cương cũng được tìm thấy ở Canada, Ấn Độ, Nga, Brasil, Úc. Hầu hết chúng được khai thác ở những miệng núi lửa đã ngừng hoạt động, ở sâu trong lòng Trái Đất nơi mà áp suất và nhiệt độ cao làm thay đổi cấu trúc của các tinh thể. Việc khai thác kim cương cũng là nội dung của những cuộc tranh chấp. Cũng có một số tranh cãi rằng tập đoàn De Beers đã lợi dụng độc quyền trong ngành cung cấp kim cương để điều khiển giá cả của thị trường, mặc dù thị phần công ty đã giảm xuống 50% trong những năm gần đây.


Địa chỉ: Tôn Đản, Hòa Phát, Cẩm Lệ, Đà Nẵng, Việt Nam
SĐT: 1686389319
Xem thêm

Nhận xét