Giải ngân là gì ? Tại sao bạn nên đọc bài viết này

Giải ngân là gì?

Giải ngân là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngân hàng. Giải ngân vốn nghĩa là "ngân hàng" xuất (giải quyết) tiền bạc, tài chính (ngân) theo hợp đồng thoả thuận vay mượn cho "khách hàng" để giải quyết một công việc đã được tính toán theo một kế hoạch cụ thể.
Giải ngân được sử dụng trong quá trình vay vốn ngân hàng. Sau khi thực hiện các thủ tục vay, đã được ngân hàng chấp thuận, bước giải ngân là việc ngân hàng chi tiền cho từng đợt nhận nợ của khách hàng. Đối với 1 hợp đồng vay có thể xảy ra các trường hợp, giải ngân 1 lần hoặc giải ngân từng lần.
Giải ngân là một trong 5 bước chính của quy trình tín dụng tức là khách hàng nộp hồ sơ vay vốn cho ngân hàng, sau đó ngân hàng sẽ kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ, điều kiện tài chính, khả năng sinh lời của dự án...nếu đồng ý thì lập hợp đồng tín dụng với khách hàng trong hợp đồng tín dụng sẽ có ghi rõ điều kiện giải ngân (xuất tiền) cho khách hàng một cách cụ thể do hai bên thoả thuận với nhau (một hay nhiều lần), khi đến kỳ thì người vay sẽ làm công văn thông báo tới ngân hàng yêu cầu giải ngân.

Cùng khái niệm
1. Giải ngân theo danketoan
Giải ngân là từ Hán – Việt. Giải = Chi; Ngân = Tiền. Giải ngân là đưa tiền vào hoạt động và lưu thông.
Trong kế toán từ giải ngân được hiểu là Ngân hàng/Kho bạc chuyển tiền cho khách hàng theo thỏa thuận hoặc duyệt chi (Đ/v kho bạc)
2. Giải ngân nhà thầu
Tớ đang làm ở một công ty xây dựng, khi nhận tiền thanh toán về, chúng tớ hiểu:
Giải ngân là thanh toán khối lượng. Để làm điều đó thì phải hoàn thành Hồ sơ thanh toán cho chủ đầu tư.
3. Giải ngân chủ đầu tư
Chủ đầu tư thì lập phom hồ sơ thanh toán, trình “sếp” duyệt và thực hiện thanh toán, nhận hóa đơn.
4. Giải ngân cho vay
Bạn mình làm tín dụng, cái gọi là hồ sơ cũng được sinh ra, cũng có cái hoạt động gọi là “chạy hồ sơ” – không phải tiêu cực nhé, đó là “chạy đi làm hồ sơ” – > Giải ngân chính là nhận, xem, đem hồ sơ lên cho phụ trách duyệt chi, dẫn khách đi nhận tiền …
5. Giải ngân đi vay
– Mình có cái thẻ tín dụng hạn mức 10 triệu. Để có cái đó, mình phải kê khai thu nhập, nộp hộ khẩu, có quen biết tên bạn làm tín dụng… mấy cái đó mình phải cung cấp, may sao có người làm hộ 🙂 Bây giờ thì khi nào cần tiền mình ra ATM rút rồi trả trước ngày 20 hàng tháng 🙂 Vi phạm bị phạt
– Công ty em mình thì đi vay để nhập hàng, cu em mình cũng phải làm hồ sơ theo yêu cầu của bác Sờ Cờ Bờ để lấy xiền (vụ cho vay thì sếp em nó làm với cán bộ tín dụng rôi, toàn quan hệ cả @@)
6. Giải ngân của kế toán viên
Thanh toán hả? Hóa đơn đâu? Hợp đồng đâu? Chứng từ đâu? … ồ đủ cả à? đợi tý để sếp ký nhé.
Giải ngân nằm ngay ở mỗi nghiệp vụ mua bán đấy thôi 🙂
7. Giải ngân ông chủ
“Làm đê, khi nào có tiền (hoặc khi nào vui) tao giả” .. !?? @@
Quy Trình vay tín chấp:

Thông thường thì quy trình chung của tất cả các bên như sau:

– Nhân viên tư vấn hồ sơ và nhận hồ sơ
– Nhân viên Submit lên hệ thống
– Bộ phận thẩm định kiểm tra giấy tờ gọi điện thẩm định nhà, công ty, lương…( có một số bên như Prudential hoặc VP Fe Credit sẽ có nhân viên thẩm định trực tiếp tại nhà và công ty…)
– Duyệt khoản vay, ký hợp đồng và giải ngân.
Trong tất cả các bước trên thì khâu chủ chốt là submit hồ sơ lên hệ thống và gọi điện thẩm định. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ chỉ cần có một giấy tờ gì( thường là hợp đồng lao động, giấy xác nhận tạm trú, nhà không biển số…) bị mâu thuẫn thông tin thì sau này thẩm định sẽ từ chối cho vay, hoặc đơn giản là khách đang bị CIC nợ cao, nếu KH nộp hồ sơ mà bị từ chối thì thường sẽ phải đợi 2-6 tháng để làm lại hồ sơ. Bước thứ 2 hay bị từ chối là khâu gọi điện. Thường thì vay tín chấp các khoản vay đều là vay tiêu dùng vì thế chỉ phục vụ mục đích vay xây sửa nhà, vay mua xe…nếu trong quá trình thẩm định mà bên thẩm biết mục đích của khách hàng là vay kinh doanh hoặc vay trả nợ thì khoản vay sẽ bị từ chối. Và còn rất nhiều lý do khác nữa..
Tôi đã gặp rất nhiều khách hàng vì nghĩ rằng khi đăng ký trực tuyến với website của ngân hàng thì sẽ tránh được qua nhân viên tư vấn, tránh không sợ bị lừa…Nhưng cuối cùng không hiểu vì sao hồ sơ bị từ chối mặc dù mọi điều kiện đều thỏa mãn.
Để tránh bị từ chối vì những lý do không đáng có, phải chăng bạn nên gọi cho chúng tôi, hồ sơ của bạn sẽ được tư vấn xử lý trực tiếp( không qua môi giới, trung gian). Khoản vay được tối đa. Hỗ trợ tư vấn miễn phí làm hồ sơ, tư vấn quá trình thẩm định. Và giúp xử lý những vướng mắc nhỏ nếu khách hàng không thể xử lý được.
Đáo hạn thẻ tín dụng tránh nợ xấu.

Thẻ tín dụng luôn có nguy cơ bị 
nợ xấu
 do khách hàng không thanh toán khoản nợ nếu quá thời hạn chi trả cho ngân hàng. Với nhu cầu của người tiêu dùng thì thẻ tín dụng ngày càng được nhiều khách hàng quan tâm. Thẻ TD là một sản phẩm tiện lợi với hình thức chi tiêu trước thanh toán sau như sau khi chi tiêu không nhớ ngày thanh toán, ngoài phải trả phí phạt lãi cao còn dễ bị vào danh sách “đen” của ngân hàng.
So với lãi suất thẻ tín dụng và phạt lãi thì đáo hạn thẻ có mức lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tìm đến dịch vụ đáo hạn thẻ vì sợ dẫn đến lịch sử nợ xấu.
Để tránh việc hồ sơ tín dụng “có vết” sẽ rất khó tiếp cận với dịch vụ cho vay tín chấp từ ngân hàng, nhiều chủ thẻ tín dụng với tài chính hạn hẹp đã tìm đến dịch vụ đáo hạn thẻ. Đây là dịch vụ chi trước khoản tiền nộp vào ngân hàng, giúp chủ thẻ tránh chịu lãi cao từ ngân hàng và đặc biệt không bị vướng vào lịch sử tín dụng nợ xấu. Tuy nhiên, phí dịch vụ đáo hạn thẻ ở mức khá cao, tùy vào từng ngân hàng và số tiền đáo hạn.
Anh Nguyễn Hữu Thắng (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết đang sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng với hạn mức 30 triệu đồng/tháng và đã chi tiêu hết số tiền trong thẻ. Thông thường, phần lớn các loại thẻ tín dụng đều có một khoảng thời gian miễn lãi suất lên đến 45 ngày; lãi suất quá hạn dao động từ 15 - 30%/năm. Đối với nhiều cá nhân rơi vào hoàn cảnh tài chính khó khăn, khoản thanh toán đến hạn trở nên quá sức thì tìm đến dịch vụ đáo hạn thẻ.
Sau vài lần được nhân viên ngân hàng gọi điện nhắc khoản chi tiêu qua thẻ tín dụng đến hạn trả, anh Thắng cũng không tìm được nguồn để nộp tiền vào ngân hàng nên đã tìm đến dịch vụ đáo hạn thẻ. Theo anh Thắng, dịch vụ đáo hạn thẻ thuận tiện cho những người chi tiêu thẻ tín dụng mà chưa có tiền khi đến hạn phải đóng…
Chúng tôi liên hệ với nhân viên làm dịch vụ đáo hạn vay thẻ tín dụng thì được biết, đây là dịch vụ giúp cho những khách hàng đến kỳ hạn phải thanh toán nhưng chưa có khả năng tài chính. Theo đó, khách hàng chỉ cần mang thẻ đưa cho họ, dịch vụ sẽ ứng trước số tiền nộp vào tài khoản của khách hàng để trả nợ đúng hạn và tránh bị phạt lãi. Sau đó, bên dịch vụ sẽ lại rút hết số tiền trong tài khoản vừa đóng và trả lại thẻ cho khách hàng. Khách hàng phải trả phí khá cao cho khoản tiền thanh toán, phụ thuộc từng loại thẻ và từng ngân hàng khác nhau. Dịch vụ đáp ứng các loại thẻ rất đa dạng như Visa, Master, Amex...
Có thể nhận thấy, so với lãi suất thẻ tín dụng và phạt lãi thì đáo hạn thẻ có mức lãi suất cao hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tìm đến dịch vụ đáo hạn thẻ không vì lãi suất mà lo ngại chậm thanh toán dễ dẫn đến lịch sử nợ xấu ngân hàng. Theo tư vấn của chuyên gia ngân hàng, chủ thẻ tín dụng nên trả các hóa đơn trước khi đáo hạn để tránh phí chậm trả, tốt nhất là trả toàn bộ dư nợ để không bị tính lãi suất. Quan trọng hơn, nếu chậm trả thời gian kéo dài dẫn đến nợ xấu ngân hàng.
Những khoản chi tiêu thẻ tín dụng khách hàng đều được quản lý trên “Hệ thống chấm điểm tín dụng” thông qua Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN (CIC). Vì các ngân hàng/tổ chức sẽ cung cấp cho CIC thông tin về các khoản vay, tên người vay và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân.
Nếu chậm thanh toán 1-10 ngày thì gọi là nợ nhóm một, chỉ mới bị ngân hàng nhắc nhở nộp tiền. Nợ nhóm hai là nợ quá hạn từ 10-90 ngày; nợ nhóm ba là từ trên 90 ngày, nhóm này được coi là nợ xấu và đưa lên CIC. Nếu khách hàng rơi vào những trường hợp là những khoản nợ lâu ngày không thanh toán được vào danh sách “đen” sẽ rất khó được ngân hàng duyệt cho vay lại và không được vay tín chấp tiêu dùng.
Theo cán bộ đang triển khai cho vay tiêu dùng của một NHTMCP, hiện nay ngân hàng đang đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, khách hàng đến làm thủ tục vay cũng khá nhiều. Tuy nhiên, trong khi kiểm tra hồ sơ khách hàng phát hiện nhiều khách hàng đang vướng nợ xấu. Nguyên nhân do khách hàng chi tiêu thẻ tín dụng nhưng chậm thanh toán dài ngày. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử tín dụng của khách hàng sau này.
Anh Nguyễn Văn Đông (Tây Hồ, Hà Nội) đang có nhu cầu vay tín chấp ngân hàng khoản tiền 200 triệu để sửa nhà. Anh đã chuẩn bị mọi thủ tục, nhưng khi đến ngân hàng để vay vốn mới biết anh không đủ điều kiện vay với lý do đang bị nợ xấu ngân hàng. Anh Đông thắc mắc là anh chưa bao giờ vay ngân hàng nên chắc chắn không có nợ xấu.
Theo giải thích của nhân viên ngân hàng, anh đang bị nợ xấu là do đã sử dụng thẻ tín dụng của một ngân hàng và chi tiêu số tiền 20 triệu đồng nhưng 5 tháng nay anh chưa thanh toán. Bởi vậy, trong hồ sơ lưu tại CIC, anh bị liệt vào khách hàng có nợ xấu nên không đủ điều kiện để vay tiếp. Lúc này anh Đông mới nhớ ra là có sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm với số tiền 20 triệu đồng. Nghĩ là với số tiền đó lúc nào trả cũng được nên anh không để ý.
Hiện nay, các ngân hàng đang đẩy mạnh lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Bởi vậy khách hàng khi sử dụng thẻ tín dụng cũng cần cẩn trọng trong chuyện chi tiêu. Ngoài tính toán khả năng trả nợ còn phải nhớ thanh toán đúng hạn, tránh rơi vào trường hợp bị nợ xấu sẽ rất khó được vay tiếp ngân hàng, chuyên viên tư vấn ngân hàng nhấn mạnh.
1. Hình thức khi kí hợp đồng và giải ngân:
– Khi khách hàng bắt đầu nộp hồ sơ, xem xét hồ sơ, thẩm định và kí hợp đồng giải ngân. Kể từ khi khách hàng kí hợp đồng giải ngân xong, thì khi đó nhanh nhất là trong vòng 6 tiếng sau hoặc là sáng ngày hôm sau là tiền sẽ được chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng của khách hàng. Chính vì vậy đối với những khách hàng tự kinh doanh nên cần có 1 tài khoản để có thể chuyển tiền khi vay tín chấp.
2. Cách thức trả nợ khi vay tín chấp:
– Khi khách hàng kí hợp đồng giải ngân, khi đó bên ngân hàng sẽ đưa ra một bảng tính về hàng tháng sẽ phải trả bao nhiêu tiền, để khách hàng có thể chủ động hơn về vấn đề trả nợ. Về hình thức thanh toán có 3 cách thức như sau:
  • Ngân hàng sẽ trừ thẳng vào tiền lương của khách hàng vào hàng tháng khi khách hàng lãnh lương công ty.
  • Khách hàng có thể ra tại bất kì ngân hàng nào gần nhất dùng tiền mặt để chuyển khoản qua ngân hàng hay tổ chức tín dụng đã tham gia vay tín chấp.
  • Hoặc Khách hàng có thể chuyển tiền mặt qua bưu điện gần nhất nơi khách hàng đang sống đến ngân hàng hay tổ chức tín dụng đã tham gia vay tín chấp.
– Khách hàng khi đã tham gia vay, khách hàng nên trả nợ hàng tháng đúng thời gian với qui định khi kí hợp đồng của ngân hàng để tránh tình trạng khách hàng bị rơi vào nợ xấu, khi đó khách hàng sẽ khó có thể tham gia vay vào những lần tiếp theo.
– Hi vọng với những kiến thức trên, khách hàng có thể nắm rõ hơn thông tin về vay tín chấp tiêu dùngkhi giải ngân và cách thức trả nợ.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn bạn tham tại website này

Nhận xét